Hương Sắc Trong Vườn Thơ©

 

 

   

 

Mùa Xuân qua những vần thơ yêu nước

 

Vĩnh Liêm

 

Trong mỗi dịp xuân về, người viết có dịp đọc lại những bài thơ của các thi hữu bốn phương để cống hiến qúi bạn đọc. Năm nay, người viết chọn chủ đề “thơ yêu nước” nhằm gửi đến qúi độc giả tâm sự của các thi nhân khi mùa xuân về nơi đất khách hoặc chính nơi quê hương ḿnh.

 

Thắm thoát đă 29 mùa xuân rời xa đất tổ! Ai không oặn thắt ruột gan khi nhớ tới ngày xuân trên quê hương ngh́n trùng xa cách? Ai không đau xót tâm can khi nghĩ tới ngày xuân thân thương của thời vàng son rực rỡ?

 

Dù là thi nhân hay người thưởng ngoạn thi ca, thơ là âm thanh tuyệt vời của ngôn ngữ, đồng thời chuyên chở ư nghĩ, cảm xúc, suy tư… của con người. Thơ sống với con người trong mọi hoàn cảnh, dù vui hay buồn, dù giàu hay nghèo. Thơ là người bạn chân t́nh nhất của con người. V́ thế, Tết đến mà thiếu vắng thơ, chẳng khác nào ngày xuân thiếu vắng cành mai vàng rực rỡ vậy!

 

Nhớ lại mùa xuân 1975—cái mốc lịch sử mà người Việt ắt không bao giờ quên—mùa xuân cuối cùng của một thời tự do, dân chủ. Dù ai cố t́nh quên, chắc cũng không dễ dàng ǵ! Chuyện ǵ đă xảy ra sau mùa xuân oan nghiệt ấy? Tù đày? Bỏ nước ra đi? Cửa nhà ly tán?

 

Nhà thơ Đường Sơn Đỗ Quư Sáng (nay đă quá văng) đă vẽ một bức tranh bằng thơ về chuyến ra đi vượt biển lần đầu tiên của ông:

Thiên hạ nghênh tân tống cựu rồi

Mà thuyền định mệnh chậm ra khơi

Địa bàn quên khuấy ṃ phương hướng

Thủy thủ say mê đổ trận cười

Sóng cả chống sào ai chịu trận

Đuôi nhồi buông lái kẻ đùa chơi

Quay ṃng giữa trận phong ba đó

Hờ hững trên boong bọn mặt người!

(Đường Sơn Đỗ Quư Sáng, Du xuân thủy lộ, Trông Vời Cố Quốc, trang 32)

 

Xuân Quốc Nội, Xuân Trong Tù

 

Người chậm chân ở lại th́ bị tù đày. Kể từ sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, Việt Nam là một nhà tù vĩ đại nhất thế giới. Nhà tù mọc đầy khắp nước, từ Nam chí Bắc. Nhà thơ Nguyễn Vô Cùng mới “được” vô nhà tù nhỏ ở Miền Nam mà đă “cảm” được cái mùi tù ghê rợn. Đây c̣n là một bức hí họa, một bài thơ tự thán mà ai ai cũng có thể cảm nhận được.

Đón xuân trong bốn dăy tường rào

Vương giả thân này nói xiết bao!

Tiền sảnh dăm thằng giương súng gác

Hậu đ́nh mấy đứa thẳng tay chào

Trà thương rượu nhớ tha hồ rót

Bánh đợi mứt chờ thoải mái trao

Cao hứng thơ đề lên giấy cát

Vài hàng khai bút Tết nghêu ngao!

Trại giam B́nh Điền, Tết Kỷ Mùi 1979

(Nguyễn Vô Cùng, Cảnh Tết ở B́nh Điền, Trông Vời Cố Quốc, tr. 48)

 

Năm 1984, nhà thơ được thả ra và được ăn cái Tết “thật tuyệt vời” (!) sau những năm ngồi tù đói trơ xương.

Đón Tết năm nay thật tuyệt vời

Phong lưu hơn tớ có bao người?

Giao thừa rôm rả hai tay pháo

Nguyên đán gịn tan nửa miệng cười

Trang trí nghịch mùa hoa mắc cỡ

Chưng bày trái tiết quả mồng tơi

Thập tḥ lũ chuột làm tân khách

Đỏm dáng mừng xuân lắm thảnh thơi!

Tết Giáp Tư – 1984

(Nguyễn Vô Cùng, Tết!, Trông Vời Cố Quốc, tr. 66)

 

Hăy nghe nhà thơ Đỗ Quảng tả cảnh Chợ Tết tại quê nhà sau 1975 mà chính ông đă dự phiên chợ ấy.

Hàng Tết ông bày bán chạp phô

Bán từ đồ biển tới đồ khô

Rau thơm, khế ngọt, trầu, chanh, giá

Bánh tét, bánh chưng, sả, húng, ng̣

Dưa hấu Đại Tâm, nem Thủ Đức

Khô thiều An Thới, mận Cần Thơ

Nhớ nhà, đặc sản ông bày bán

Bán cả lư hương với miếu thờ.

(Đỗ Quảng, Chợ Tết, Trông Vời Cố Quốc, tr. 82)

 

Xuân Hải Ngoại Nhớ Quê Hương

 

V́ hai chữ “tự do” nên người Việt phải rời bỏ quê hương để đi đến xứ người. Nhưng sự chọn lựa bất đắc dĩ đó được đổi bằng một cái giá thật đắt: Bỏ lại mẹ hiền nơi quê nhà! Khi có dịp trở lại thăm mẹ th́ mẹ đă

tấm thân gầy c̣m cơi tuổi già nua

 

xuân lại đến mẹ già thêm một tuổi

hoàng hôn lên hiu hắt bóng tà huy

(Mạc Phương Đ́nh, xuân về thăm mẹ, Những Ḍng Kỷ Niệm, tr. 66 & 67)

 

Nói chung, tâm trạng của người Việt ly hương khi mùa Xuân về là chuỗi ngày dài băng giá. Tâm sự của Nhà thơ Đỗ Quảng trong bài thơ Xuân tha hương cũng là tâm sự của chúng ta.

Ngỡ ngàng xứ lạ tết mồ côi

Mái ấm ngày xưa giă biệt rồi

Đă ngập mai vàng trên đất mẹ

Sao đầy tuyết trắng giữa hồn tôi?

Hương không khói tỏa mà cay mắt

Rượu chẳng men nồng lại nát môi

Một thoáng trời xuân ngày tháng cũ

T́m hoài chỉ thấy giá băng thôi!

(Đỗ Quảng, Xuân tha hương, Trông Vời Cố Quốc, tr. 74)

 

Giá băng là cái cảm giác thường trực ở trong tâm khảm của người Việt ly hương. Khi ở xứ người, chúng ta mới cảm thấy được sự cần thiết của khói lam chiều. Nó là nét chấm phá đơn sơ trong bức tranh thuỷ mặc, nhưng lại là một đường nét không thể thiếu trong bức tranh. Nó tượng trưng cho quê nhà. Nhà thơ Nguyễn Kinh Bắc đă vẽ một bức tranh về quê nhà thật tuyệt vời qua bài thơ Đường Luật dưới đây:

Ta măi phiêu bồng ở chốn xa

Ḷng c̣n vương vấn mấy xuân qua

Quê hương tái hiện tuồng hưng phế

Tuổi trẻ tàn phai dấu ngọc ngà

Mái cũ tiêu điều mưa nắng gội

Mẹ già ṃn mỏi tóc sương pha

Thèm trông đọt khói lam chiều tỏa

Trong bóng hoàng hôn—đỡ nhớ nhà

(Nguyễn Kinh Bắc, Chiều Xuân nhớ nhà, Trông Vời Cố Quốc, tr. 131)

 

Tâm sự ngày Xuân nơi hải ngoại

 

Ở nơi quê người, chỉ một cơn gió Xuân thoảng qua cũng đủ làm cho thi nhân giật ḿnh nhớ lại quê hương:

phương nào lữ khách nh́n sương khói

nghe gió xuân qua bỗng giật ḿnh.

(Mạc Phương Đ́nh, niềm xuân, Những Ḍng Kỷ Niệm, tr. 144)

 

Nỗi nhớ quê hương là một giấc mộng muôn trùng. Bao giờ ta mới gặp lại quê ta? Đây là một câu hỏi có vẻ bâng quơ nhưng có rất nhiều người trong chúng ta tự hỏi ḿnh mỗi khi Xuân về:

Xuân qua lặng lẽ, cành trơ lá

Đất khách quê người, nỗi nhớ xa

Giấc mộng muôn trùng sao chưa đến

Bao giờ ta lại gặp quê ta?

(Bùi Thanh Tiên, Xuân và Quê Ta, Trăng Nhớ Đêm Rằm, tr. 7)

 

Đầu năm mới, nhà thơ thức dậy mà vẫn thấy ḿnh c̣n ở trên đất nước người nên nhà thơ buộc miệng than:

Sáng nay thức dậy nh́n năm mới

Có lạ ǵ đâu, vẫn thế thôi

Nắng vẫn ưu tư, ḷng vẫn mỏi

Ba miền thương nhớ vẫn xa xôi

(Ngô Minh Hằng, Xin Đem Xuân Đến Cho Đời, Có Những Vùng Trời, tr. 93)

 

Người Việt hải ngoại, ai ai cũng mong mỏi ngày trở lại quê hương. Nhưng ngày trở lại ấy phải là ngày thanh b́nh trên đất Mẹ. Bao giờ mới có được ngày ấy? Chúng ta vẫn c̣n hẹn lần hẹn lữa đă bao phen!

Xuân về con vẫn chưa về được

Đường của con đi lắm muộn phiền

Gió cản đường bay, rừng cản lối

Hẹn lần hẹn lữa đă bao phen…

(Ngô Minh Hằng, Xuân hẹn, Gọi Đàn, tr. 22)

 

Ngày Xuân uống chén trà pha nước mắt v́ quê hương c̣n biền biệt như bóng mây. Đó là tâm sự của nhà thơ Mạc Phương Đ́nh.

vị trà pha nước mắt

tỏa mùi hương quanh đây

bạn bè đâu rồi nhỉ?

Quê hương như bóng mây

cồn cào trong gan ruột

chén trà làm ta say.

(Mạc Phương Đ́nh, chén trà xuân, Những Nhánh Sông Quê Hương, tr. 63)

 

Một con sâu làm rầu nồi canh. Trong khối người Việt tị nạn cũng có những con sâu quái ác: Con sâu “đáo lăo mê đào nhí”, con sâu “hồi xuân khoái thiếu niên”… Mời bạn đọc thưởng thức “bức hí họa” sau đây của nhà thơ Hồ Công Tâm:

Thiên hạ tranh nhau vé chợ đen

Về quê ăn Tết mặt vênh lên!

Ông kia đáo lăo mê đào nhí

Mụ nọ hồi xuân khoái thiếu niên!

Có của dại ǵ không hưởng thụ

Sẵn tiền sao lại chẳng mua tiên!

Chơi cho rách nát xuân quê mẹ

Kẻo lúc qua đây lại chết ghiền!

1990

(Hồ Công Tâm, Về quê ăn Tết, Trông Vời Cố Quốc, tr. 145)

 

Xuân Quật Khởi

 

Những con sâu nói trên chỉ là con số lẻ tẻ trong một cộng đồng người Việt tị nạn trên hai triệu người. Đa số người Việt tị nạn là những người yêu nước, chống Cộng Sản. Có chung tâm trạng với những người Việt yêu nước khác, mỗi độ Xuân về nhà thơ Hồ Công Tâm luôn luôn mong đợi ngày ăn mừng chiến thắng trên quê hương.

Xuân này viễn xứ sao mà tẻ

Đợi măi không nghe vọng núi đồi

Xuân tới quê ta rền vó ngựa

Rượu mừng chiến thắng sẽ mềm môi.

(Hồ Công Tâm, Xuân tha hương, Ngày Tháng Lưu Vong, tr. 22)

 

Vâng, ngày ấy lịch sử sẽ sang trang, mùa Xuân Dân tộc sẽ huy hoàng. Đó là lời khẳng định tha thiết nhất và chí lư nhất.

Hôm nay lịch sử sang trang

Mùa Xuân Dân Tộc huy hoàng đẹp sao!

(Hồ Công Tâm, Mùa Xuân Dân Tộc, Ngày Tháng Lưu Vong, tr. 72)

 

Ngày ấy, cờ vàng sẽ say trong gió mới; bọn chuyên chính bạo tàn sẽ không c̣n ngự trị trên quê hương thân yêu của chúng ta nữa.

Cho một mùa Xuân cờ vàng say gió

Một mùa Xuân dân tộc mỏi mong chờ

Chuyên chính bạo tàn sẽ không có nữa

Chỉ có công b́nh, dân chủ, tự do…

(Ngô Minh Hằng, Cho Một Mùa Xuân, Có Những Vùng Trời, tr. 117)

 

Lời cầu nguyện của nhà thơ Ngô Minh Hằng sau đây là lời cầu nguyện tha thiết và khẩn thiết nhất.

Xuân đến, cầu mong nước Việt ta

Tự Do, Hạnh Phúc tới muôn nhà

Tang thương hết trắng quanh đầu trẻ

An lạc c̣n xanh ngọn tóc già…

(Ngô Minh Hằng, Xuân B́nh Minh, Tiếng Ḷng, tr. 20)

 

Sau đây cũng là lời tâm huyết của nhà thơ nhắn gửi các bậc tráng sĩ hiện đang c̣n mai danh ẩn tích.

Hỡi Xuân hạnh phúc, Xuân mong đợi

Hăy đến hồi sinh đất nước tôi

Đâu bậc Kinh Kha, đâu tráng sĩ

Xin đem Xuân hẹn đến cho đời

(Ngô Minh Hằng, Xin đem Xuân đến cho đời, Có Những Vùng Trời, tr. 94)

 

***

 

Những ḍng thơ yêu nước của các thi nhân ở hải ngoại c̣n rất nhiều, kể sao cho hết! V́ trang báo có hạn nên người viết phải tạm dừng nơi đây. Mong rằng năm tới sẽ có dịp hầu chuyện với qúi bạn đọc. Năm tới sẽ đánh dấu 30 năm người Việt bỏ nước ra đi. Chắc chắn sẽ có nhiều ḍng thơ chuyên chở tâm t́nh của người Việt ly hương trong 30 năm.

 

Trước khi dừng bút, người viết xin gửi tới bạn đọc tâm sự năo ḷng của nhà thơ Hà Huyền Chi khi xuân về:

Xứ người tuyết đổ trắng ḷng

Mùa Xuân dân tộc vẫn không chịu về.

(Hà Huyền Chi, Xuân Hiu Quạnh, Một Túi B́nh Sinh Một Túi Thơ, tr. 201)

 

Xin kính chúc qúi độc giả đón Xuân Giáp Thân với tất cả sự an lành và thịnh đạt; luôn luôn giữ vững niềm tin và ḷng quyết tâm cho một ngày trở về quê hương trong thanh b́nh và an lạc.

 

(Đức Phố, Xuân Giáp Thân, 2004)

 

Vĩnh Liêm

 

 

   Contact: Vinh Liem

                    1 Applegrath Court, Germantown, MD 20876-5613 (U.S.A.)

                     E-mail: vinhliem9@hotmail.com

 

                                                               [Home]  [Next]