‘Tháng
Tư, 1975’ của Đỗ Tiến Đức
Người
đọc: Vĩnh Liêm
Đầu năm Đinh Hợi (2007) được đọc
một truyện dài là điều thú vị; mà cái
truyện dài ấy lại do một tác giả nổi
tiếng viết và gửi tặng lại là một vinh
hạnh lớn. Đó là tác phẩm ‘Tháng
Tư, 1975’ của nhà văn, nhà
báo, đạo diễn Đỗ Tiến Đức, Chủ
nhiệm kiêm Chủ bút báo Thời Luận. Truyện dài
‘Tháng Tư, 1975’ viết dưới dạng hồi kư
trích đoạn, xây dựng cốt truyện rất khéo,
như thật, t́nh tiết éo le, gay cấn, lôi cuốn người
đọc…
Tháng Tư năm 1975, Trung tá Phạm Trần Lê
đưa vợ con rời khỏi Việt Nam với hy
vọng được đi Mỹ, c̣n ông th́ quyết
định ở lại với anh em chiến sĩ dưới
quyền để tử thủ đơn vị. Nhưng
lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh ngày 30
tháng Tư đă làm cho ông tuyệt vọng, anh em chiến
sĩ phải tan hàng. Trung Tá Lê trở về nhà, rồi t́m
đường vượt biển. Nhưng sự vượt
biển bất thành, ông lại trở về nhà, và
cuối cùng th́ đi tù (Cộng sản gọi là
‘học tập cải tạo’).
Sau bảy năm ở tù khổ sai, Trung tá Phạm
Trần Lê được thả, nhưng ngôi nhà của
ông đă bị cán bộ CS chiếm đoạt rồi, nên
ông phải đến tá túc nhà của một cô gái tên
Yến (trước 1975 làm gái bán ba và có một đứa
con lai) mà ông đă quen biết khi cô ta t́nh nguyện (có
trả tiền) đi thăm nuôi ông trong trại cải
tạo.
Trong thời gian tá túc tại nhà của Yến để
chờ ngày đi đoàn tụ với vợ con ở bên
Mỹ th́ chẳng may bà vợ ông (cô giáo Ngọc) âm
thầm về Sài-g̣n t́m ông và phát hiện rằng ông
đang chung sống với một người đàn bà (tức
Yến). V́ máu ghen nên khi Trung tá Lê được đoàn
tụ với gia đ́nh, vừa đặt chân xuống
phi trường ở New York th́ cũng là lúc bà Ngọc
quyết liệt từ giă ông mà không một lời
giải thích lư do tại sao. Măi sau này ông Lê mới phăng
được đầu mối, th́ ra v́ có sự
hiểu lầm rằng ông mê vợ bé (tức Yến) nên
đă không cùng đi với vợ con vào tháng 4 năm
1975.
Sau cùng, Trung tá Lê đươc biết bà Ngọc
đang về Việt Nam thăm mẹ nên ông quyết
định đi về Việt Nam và ṃ xuống Vĩnh
Long (quê vợ) để thăm bà mẹ vợ; đồng
thời cầu cứu bà mẹ vợ thuyết phục bà
Ngọc nối lại t́nh xưa.
Trước khi về Vĩnh Long, ông Trung tá Phạm
Trần Lê đi ra Bắc, về quê ở tỉnh Phúc Yên,
với mục đích thăm người mẹ già mà ông
đă biệt ly từ năm 1954. Khi gặp lại người
mẹ (bị mù ḷa), ông Lê cũng không dám nói thật v́
sợ bà cụ giữ ông ở lại luôn, mà ông đành
phải nói dối với mẹ rằng ông là bạn
của con bà. Ông Lê chỉ nán lại có vài giờ
rồi lặng lẽ rút lui v́ ông sợ bà Hiền (vợ
cả của ông) về tới, th́ chuyện đi về
Vĩnh Long để gặp lại Ngọc sẽ hỏng
bét hết.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trước
khi vào Nam năm 1954, ông Lê đă có người vợ
cả, tức bà Hiền, đang mang thai 3 tháng. Khi ở
trong trại tù cải tạo, ông Lê mới được
biết người cán bộ lấy khẩu cung ông, tên
Phạm Trần Đặng, chính là con trai cả của ông.
1.
Bối cảnh tháng 4 năm 1975 - Xin trích ra đây hai
dẫn chứng điển h́nh do ông Phạm Trần Lê
viết trong hồi kư.
a)
Những chiến sĩ anh hùng vô danh:
‘Tôi
đặt tay lên vai Vĩnh như là một hành động
cảm thông, chia xẻ:
-
Thôi, Vĩnh, cởi bỏ đồ trận ra đi em…
Chiếc
đầu Vĩnh từ từ chuyển động, khuôn
mặt hiện ra, đôi mắt ngước lên. Trung tá
Phạm Trần Lê giật ḿnh kinh ngạc thấy đôi
mắt Vĩnh như là hai vết thương dàn dụa máu
trộn với nước mắt. Tôi bật lên tiếng
kêu:
-
Vĩnh!
Vĩnh
nghiến răng, đầu gật gù:
- Thưa thượng cấp. Đây là lần đầu trong đời quân ngũ, tôi không thi hành lệnh của thượng cấp. Tôi không thể cởi bỏ quân phục của tôi được, v́ đó là tổ quốc, là danh dự và là trách nhiệm… Tôi đă thề ở vũ đ́nh trường tại Trung Tâm Huấn Luyện Đồng Đế, dưới chân núi Ḥn Khô là tôi sẽ bảo vệ tổ quốc…
Tôi
run rẩy ôm Vĩnh:
-
Vĩnh! Tôi hiểu! Vĩnh ơi! Anh hiểu em mà…
Bỗng
Vĩnh vụt đứng dậy. Vĩnh như một pho
tượng bằng đồng đen ở một công viên
hay nghĩa trang nào mà tôi đă gặp. Vĩnh như
thể hiện h́nh hài của những nhân vật anh hùng
mà tôi đă đọc trong sử sách như Trần B́nh
Trọng, như Từ Hải… Tôi lặng người
ngồi ngắm Vĩnh, tưởng như người lính
này đă hiển thánh. Giọng Vĩnh dơng dạc như
tôi đă từng nghe khi anh ban lệnh cho đại đội:
-
Quân đội chúng ta có những thằng tướng hèn
nhưng cũng có nhiều người lính không hèn.
Rồi
nhanh như chớp, Vĩnh đưa ṇng súng lên dưới
cầm. Hai hố mắt Vĩnh trào ra một ḍng máu đỏ.
Một tràng tiếng nổ chát chúa. Tôi nghe được
âm thanh rú lên man rợ của đầu viên đạn
cọ sát vào ṇng súng. Tôi nghe được âm thanh
của mảng da bị đầu viên đạn xé rách.
Tôi nghe được âm thanh của xương của
thịt trên đầu Vĩnh bị viên đạn phá nát.
Tai tôi chợt nhức buốt v́ một tiếng hét khác.
Tôi nh́n xem th́ thấy một đồng ngũ của tôi,
anh ta đă cởi áo nên tôi không đọc được
tên và cấp bực, anh ta đang giận dữ lột
bỏ chiếc áo thun khỏi đầu, rồi anh ta
cởi luôn chiếc quần xà lỏn. Anh ta hét lên: 'Đă
cởi quân phục được th́ mọi thứ đều
cởi được hết, để giữa trời
đất, chỉ c̣n duy nhất và trọn vẹn cái thân
thể của một con người thôi!' Tôi chưa
kịp phản ứng ra sao th́ anh ta chạy băng ra
khỏi cổng căn cứ,
mất hút trong ḍng người tất tưởi đổ
vào thành phố.’ (trang 26-27)
b)
Bài học đầu tiên của chế độ
mới:
‘Tôi
đang lơ mơ với những kỷ niệm th́
mọi người nhốn nháo nh́n ra cánh cửa pḥng
đang mở. Hai tên bộ đội cầm súng AK
xuất hiện:
-
Tất cả nghe đây. Chúng tôi bắt đầu
buổi làm việc với các anh các chị đây.
Nhớ là khi đi ra làm việc với chúng tôi th́
phải mang theo hết tang tư vật của ḿnh v́
sẽ đi nơi khác chứ không trở lại đây
nữa đâu đấy nhé.
Rồi
họ chỉ vào một người đàn ông đứng
gần cửa nhất:
-
Anh này, theo chúng tôi.
Người
đàn ông nói:
-
Vợ con tôi cùng đi với tôi chứ?
-
Đă nói là tôi gọi ai th́ chỉ một người đó
đi thôi. Không hỏi linh tinh.
Rồi
hắn không cho vợ con của ông ta đi chung mà chỉ
định người khác, tất cả năm người.
Chúng tôi nh́n nhau ngơ ngác
với bài học đầu tiên của chế độ
mới.’ (trang 64)
2.
Những nét chính trong trại tù cải tạo - Trong
tù cải tạo th́ có biết bao nhiêu cảnh cười
ra nước mắt. Nhưng thôi, chỉ cần hai
cảnh sau đây cũng đủ để chúng ta
thấm thía cái cảnh tù đày của Việt cộng.
a)
Cảnh chôn sống tù:
‘Ba
anh bộ đội cầm súng AK, có dây đạn
quấn ngang lưng, dẫn mười thằng chúng tôi
đi. Tới cửa bệnh xá, họ ra lệnh cho chúng tôi
đứng, rồi nói:
-
Trại giao cho các anh công tác đem chôn một anh cải
tạo. Các anh phải làm khẩn trương trong ṿng
nửa tiếng, để trở về trại trước
giờ giới nghiêm. Các anh nghe rơ chưa?
Mọi
người nhao nhao trả lời như máy:
-
Báo cáo cán bộ, rơ.
Chúng
tôi vội ào vào bệnh xá, xem người bạn xấu
số của ḿnh là ai. Anh ấy nằm trên chiếc chơng
tre. Trong cảnh tranh tối tranh sáng, mặt anh ấy
xạm đen, hằn lên những đường khô
ở g̣ má, ở hốc mắt, ở cằm, trông
giống như một xác cổ Ai Cập thường
thấy in trong sách vở. Ai đó trong nhóm chúng tôi
thốt lên:
-
Thằng Hoành! Nó ở chung lán chung đội với tôi.
Anh
ta nhào tới ôm lấy Hoành, vừa thở hổn hển
vừa gọi tên bạn:
-
Hoành ơi! Hoành ơi! Mày chết…
Bỗng
anh ta khựng lại, ngưng kể lể. Đôi mắt anh
ta giương lên, nh́n chăm chăm vào mặt tử thi,
rồi tai anh ta đặt lên mũi, rồi đặt lên
ngực tử thi nghe ngóng. Anh ta la lên:
-
Nó chưa chết! Tim nó c̣n đập này! Cán bộ! Cán
bộ ơi!
Một
anh cán bộ mặc áo choàng trắng của nhà thương,
miệng bịt khẩu trang, nhẩn nha bước tới.
-
Cán bộ ơi! Thằng bạn tôi c̣n sống!
Cán
bộ gật đầu:
-
Th́ anh ấy c̣n sống!
-
Vậy tại sao đem anh ấy đi chôn?
-
Bởi v́ chỉ vài giờ nữa th́ anh ấy sẽ
chết.
-
Ai nói vậy?
-
Tôi.
-
Bằng cớ nào mà anh quả quyết người này
sẽ chết đêm nay?
Câu
hỏi này vô t́nh đă đánh đúng điểm
yếu là sự ngu dốt của anh cán bộ thích khoác
áo choàng trắng khiến anh ta sửng cồ, mặt
phừng phừng giận dữ:
-
Này, anh kia, anh không được hỗn láo nhé. Anh không có
quyền hỏi tôi về bằng cớ nhé. Tôi nói anh
ấy chết là anh ấy chết. Không chết bây
giờ th́ chốc nữa sẽ chết. Nếu đêm nay
không chết th́ mai chũng chết thôi. Anh ấy nằm
thoi thóp mà không có thuốc, v́ nhà nước ta c̣n đang
khó khăn sau cuộc chiến tranh cam go tốn nhiều
tiền của chống đế quốc Mỹ, th́
thử hỏi, làm sao anh ấy sống cơ chứ? Tôi ra
lệnh chôn anh ấy là tôi tốt với anh ấy đấy,
các anh không biết à?
Anh
cán bộ dừng nói, chúng tôi dừng mọi hoạt
động v́ mọi người vừa chợt thấy
giữa đôi môi khô quắt thâm đen của Hoành
bỗng động đậy như muốn nói một
điều ǵ. Và, tôi lặng người xúc động,
v́ ở đuôi mắt Hoành đang nhè nhẹ ứa ra
một giọt lệ. Giọt lệ đó như không có
trọng lượng, hay như đang ở trong trạng
thái chân không nên thật chậm chạp rơi xuống thái
dương. Tôi nh́n anh cán bộ bệnh xá để xem
thái độ anh ta thế nào. Anh ta biết ư tôi nên
giải thích:
-
Tôi bảo đảm là anh ấy sẽ chết thôi. Không
hôm nay th́ ngày mai. Để anh ấy nằm đây hoàn toàn
không ích lợi ǵ mà c̣n có hại cho những người
bệnh khác. Phải chôn thôi.
Người
bạn của Hoành kêu lên:
-
Thế là mày bị chôn sống rồi, Hoành!…
‘Khi
chúng tôi cột dây th́ tim Hoành c̣n đập. Đến khi
hạ anh ấy xuống huyệt, tôi thọc tay vào đầu
chiếu để vuốt mắt cho Hoành th́ thấy mũi
Hoành vẫn c̣n thở…’ (trang170-173)
b)
Cách trị bệnh của Việt cộng:
‘Buổi
tối, tôi kể cho người bạn nằm bên nghe
vụ tôi đi khám bệnh. Anh ta cười phá lên,
giọng vừa khinh bạc vừa ngao ngán:
-
Thằng cán bộ đó thành thật đấy, ông
ạ. Khi nào bệnh xá có thuốc kư ninh là bất cứ
bệnh nhân nào gặp nó cũng 'chơi' kư ninh. Khi nào nó
có thuốc aspirine th́ tất cả bệnh nhân lại 'chơi'
aspirine. Khi nào không c̣n
thuốc ǵ cả th́ nó cho bệnh nhân uống KPmycine
tức là khắc-phục-mycine…’
(trang 174-175)
3.
Chính sách của Cộng sản đối với người
dân Miền Nam - Chính sách thâm độc của Cộng
sản Bắc Việt đối với nhân dân Miền
Nam là ‘bốc lột, cướp đoạt, bần cùng
hóa’ để dễ bề cai trị.
a)
Cảnh cướp đất, cướp của, cướp
nhà: Ông Phạm Trần Lê là nạn nhân thứ 1
phần triệu của ‘chính sách cướp đất,
cướp của, cướp nhà’ do Lê Duẩn-Lê Đức
Thọ chủ trương (trang 193).
‘Điều
không làm ông Lê ngạc nhiên là khi ông thấy căn nhà
của ông đă có người khác ở. Ông chỉ
bối rối là tối nay ngủ ở đâu, ngày mai ngày
mốt ông sẽ rơi vào t́nh huống nào v́ khi phát
giấy ra trại, tên quản giáo dặn ông là phải cư
trú đúng địa chỉ đă khai và phải tŕnh
diện ngay công an khu vực để chấp hành lệnh
quản chế hai năm…’
‘Măi
đến khi không thể đứng lâu hơn nữa, ông
đành vào gơ cửa nhà ông. Một người đàn bà
ăn mặc theo lối Bắc đứng quan sát ông
bằng đôi mắt vừa sắc vừa ác:
-
Anh hỏi ai?
-
Thưa bà, tôi là sở hữu chủ của căn nhà này…
-
Này, tôi không biết anh là ai nhé. Vợ chồng tôi
được trên cấp cho ở th́ cái nhà này là
của chúng tôi. Không có lôi thôi nhé. H́nh như anh mới
đi cải tạo về chứ ǵ?
-
Vâng. Tôi mới được ra trại.
-
Thế th́ anh đừng có lư sự kẻo lại
trở vào trại cải tạo bây giờ đấy. Tôi
yêu cầu anh ra khỏi nhà tôi ngay.
Ông
đành bước ra khỏi sân nhà, đi lang thang ngoài
đường mà đầu óc rối tung, bụng đói,
miệng khát, trong túi không một đồng xu. Khi tới
cái nước máy công cộng, ông vực tay hớp vài
hớp, tiện thể rửa luôn cái mặt cho hết không
khí nhà tù.’
b)
Cách hành xử của Công an: Theo lời kể
của một sĩ quan tù cải tạo nói với ông
Phạm Trần Lê và ông đă thuật lại trong
cuốn hồi kư như sau:
‘Một
ông mặc duy nhất chiếc quần xà lỏn, mắt
nhắm mắt mở bước ra. Và tôi nh́n qua vai ông ta
th́ thấy bà vợ cũ của tôi đứng sau lưng
ông chồng mới.
-
Các đồng chí có chuyện ǵ?
-
Xin đồng chí cảm phiền, xác minh cho cơ quan công
an chúng tôi, là anh này có phải thuộc địa chỉ
nhà này không?
Anh
chồng mới của vợ tôi lắc đầu ngay. Nhưng
bà vợ cũ của tôi đă lách ra phía trước người
chồng, nói:
-
Tôi xác nhận ông này là chủ căn nhà này.
Công
an quay sang tôi, giải quyết ngay:
-
Thế th́ anh phải ở đây.
Tôi
tức tối la lên với công an:
-
Các anh không nh́n thấy người chồng mới
của bà ấy à?
Công
an trả lời:
-
Tôi không cần biết. Tôi chỉ biết rằng
giấy ra trại của anh ghi rơ anh về địa
chỉ này. Nếu anh không ở địa chỉ này th́
tôi bắt nhốt anh lập tức.
Tôi
nói như người mất trí:
-
Yêu cầu các anh bắt tôi ngay bây giờ. Yêu cầu các
anh đưa tôi vô lại trại cải tạo…’
(trang 199-200)
c)
Cướp nhà, cướp trinh: Quỳnh Lan là con gái
của Đại tá Thưởng, v́ chờ Nghĩa - bạn
trai - nên bị ở
lại. Quỳnh Lan khóc lóc kể lể cho ông Phạm
Trần Lê nghe hoàn cảnh bi thương của cô như
sau:
‘Quỳnh
Lan bật khóc lớn hơn:
-
Cháu sợ quá chú ơi. Nhà ḿnh mà sao chúng nó vô chiếm,
rồi đuổi ḿnh ra ngoài đường hở chú?
Khi chúng nó kéo tay cháu ra cổng, cháu không chịu, lập
tức một thằng nó rút súng lục, dí ngay vào
ngực cháu, lên đạn lách cách. Thế là cháu
ngất xỉu. Đến khi lơ mơ tỉnh dậy, cháu
thấy… cháu thấy… cháu nằm trên giường, trên
người không c̣n quần áo ǵ nữa…
Mặt tôi nóng phừng phừng, giọng uất nghẹn trong cổ họng:
-
Chúng nó coi cháu là chiến lợi phẩm đấy! Đồ
khốn nạn! Thế mà nó thắng được ḿnh
mới tức chứ. Thôi, nín
đi cháu, nó không cho cháu viên đạn vô đầu là
may cho cháu rồi…’ (trang 38).
d)
Vơ vét để phi tang: Sau đây là một
hoạt cảnh ở Vũng Tàu do chính sách vơ vét
vội vàng của Việt cộng:
‘Ra
khỏi nơi bị trấn lột, tôi bắt gặp
một số 'đồng hội đồng thuyền'
của tôi đứng lớ ngớ trên hè phố không
một bóng người v́ trời chưa sáng mà đèn
đường th́ cái cháy cái tắt. Tôi đảo
mắt kiếm Quỳnh Lan nhưng không thấy đâu. Đang
tính hỏi đám đông th́ một người đứng
gần tôi đă nhanh miệng:
-
Bà vợ ông ngất xỉu ở trong kia rồi.
-
Chúng nó làm ǵ mà ngất xỉu?
-
Th́ mấy thằng bộ đội bắt mọi người
cởi hết áo quần ra. Bà ấy không chịu. Thế
là chúng nó xông tới, đứa th́ ôm ngang người,
ḱm cứng hai tay để cho đứa kia tụt
quần. Bà ấy hét lên rồi xỉu.
-
Rồi làm sao?
-
Không biết. Chúng nó khiêng bà ấy đi.
-
Đi đâu?
-
Ông vô mà hỏi tụi nó chứ hỏi ǵ tôi.
Một
bà lên tiếng, tôi tưởng liên hệ tới vụ
Quỳnh Lan nên chú ư nghe th́ ra bà ta nói chuyện mất
tiền bạc.
-
Cái đám yêu ma này mới vô có một hai ngày mà sao
quỷ quái thế nhỉ? Ḿnh giấu tiền vào trong
thắt lưng quần, gấu áo, thế mà nó lấy dao
rạch ra, moi hết cả, tức thật.
Một
ông góp chuyện:
-
Tôi hiểu rồi, bọn này vơ vét của chúng ḿnh
rồi thả chúng ḿnh để phi tang đây mà! Tụi
lỏi này gớm thật!’
(trang 69-70)
4.
Xă hội Việt Nam sau 1975 - Sau đây là vài nét tiêu
biểu:
a)
Sự thay đổi chóng mặt: Sau bảy năm
ở tù cải tạo, ông Phạm Trần Lê được
phóng thích về Sài G̣n. Theo nhật kư, ông Phạm
Trần Lê cho biết:
‘Khi
đặt chân lên đường phố Sài G̣n, điều
ngạc nhiên đầu tiên đối với ông là
thấy các bảng hiệu đầy mầu sắc
lại xuất hiện rực rỡ. Nó hoàn toàn khác
với quang cảnh ngày ông đi tŕnh diện cải
tạo. Và trong bẩy năm qua, nhà tù đă bắt
bọn ông học về chủ nghĩa xă hội, nghe cán
bộ lên lớp rằng đảng
đang cải tạo xă hội để không c̣n giai
cấp bóc lột, mọi người sẽ làm việc
theo khả năng và hưởng theo nhu cầu. Nhưng
bây giờ th́ trước mặt ông, Sài g̣n như đang
hồi sinh sau cơn sóng đỏ’ (trang 192).
b)
Cảnh cũ im ĺm, hoang vắng: ‘Bế tắc trước
hoàn cảnh của một con thú rừng mắc lưới,
ông đứng ngẩn ngơ nh́n dẫy phố quen
thuộc một thời đă từng vang rộn tiếng
cười của các con ông khi đi học về cùng
với những đứa trẻ hàng xóm… Giờ đây
dăy phố trở nên xa lạ với ông. Ông cảm như
mọi nơi đều toát ra một vẻ lạnh
lẽo từ những bức tường bao nhiêu năm không
quét lại màu vôi, từ những khuôn cửa sổ
bạc màu loang lổ. Ông nh́n từng nhà với hy
vọng t́m thấy một người quen cũ để
hỏi thăm, nhưng mọi cánh cửa đều im ĺm
khép kín…’ (trang 193)
c)
Sự lương thiện đă bị CS phá nát:
‘Người
lái xe ôm phát cười lớn:
-
Anh sợ tôi là công an giăng bẫy tóm anh, phải không?
Anh đă biết cảnh giác con người của xă
hội mới là anh tiến bộ đấy. Ḷng tử
tế, sự lương thiện của dân tộc ta
đă bị sóng đỏ phá nát hết rồi… Tôi nói
để anh tin tôi nhé, tôi là trung úy thuộc Sư đoàn
7. Ông tướng tư lệnh của tôi đă tự sát
khi có lệnh đầu hàng
đấy.’ (trang 196)
d)
Gặp việc ǵ cũng làm: Một mẩu đối
thoại ngắn sau đây giữa ông Phạm Trần Lê
với cô Yến thiết tưởng cũng đủ cho
chúng ta thấy cái ‘thiên đường xă hội
chủ nghĩa’ do Hồ Chí Minh dựng nên và để
lại (trang 235-236).
‘Yến
cười khanh khách:
-
Xă hội chủ nghĩa là không có nghề chính thức
nhưng gặp việc ǵ cũng làm và làm ra tiền.
-
Thí dụ?
- Em bỏ mối hàng lậu đưa từ Cam Bốt về. Em dẫn gái quê đi thi lấy chồng Đài Loan. Em trung gian giới thiệu mấy tên cán bộ già khú đế muốn ngủ với gái dưới dạng đẻ thuê. Và em cũng đưa mấy đứa nhi đồng gái bán trinh cho ngoại kiều… Ngoài ra, em c̣n chạy cho những sinh viên mới tốt nghiệp đại học vô làm đảng viên đảng cộng sản để có chỗ làm hái ra tiền…
Tôi
kinh ngạc kêu lên:
-
Em nói toàn chuyện mà anh nghe cứ tưởng như
đùa…
-
Không đùa đâu, anh. Bảo đảm trăm phần
trăm sự thật. Anh ở với em một tuần là
anh biết hết.
-
Đẻ thuê là ǵ hả em?
-
Đó là tṛ chơi trống bỏi của các quan lớn nhưng
lại muốn giữ 'phẩm chất cách mạng'.
Những anh già này thèm khát hưởng thụ v́ những
ngày trai trẻ của các anh ấy 'cống hiến cho cách
mạng'. Nay cách mạng thắng th́ các bà vợ quê
của các anh ấy như bầy khỉ già. Thế là các
anh ấy toa rập nhau, khai là có nhu cầu có con mà vợ
th́ quá tuổi đẻ rồi. V́ thế đảng làm
ngơ cho mấy anh này thuê gái tơ về chơi cho đến
khi nào cô gái này mang bầu.
-
Nếu không mang bầu th́ cứ chơi hoài?
Yến
cười:
-
Các ông cách mạng không giống các ông tư bản đâu
mà chơi rồi là giữ làm của luôn. Họ thay gái
như thay áo…
-
Nhưng nếu cô gái mang bầu th́ sao?
-
Th́ đẻ rồi đem con đi bán cho những tổ
chức xuất khẩu con nít dưới dạng con nuôi,
kiếm thêm một mớ tiền, rồi lại chờ
mối 'đẻ thuê' khác.
Tôi
ngồi đực mặt suy nghĩ th́ giọng Yến
đă kéo tôi trở về thực tại:
-
A này, anh có giấy ly dị không?
-
Để làm ǵ?
-
Để có tiền chứ để làm ǵ! Em sẽ
đưa một con mẹ giầu sụ, nó là con của
tên ủy viên trung ương đảng cơ đấy,
làm hồ sơ hôn thú với anh để nó sang Mỹ làm
đầu cầu. Bảo đảm là anh có chục ngàn
đô xài chơi.
Nghe
Yến hùng hổ nói một hơi dài, đầu tôi
muốn quay cuồng nên phải chặn lại:
- Thôi em ơi, đủ rồi.’
đ)
Những công dân tương lai của đất nước
trong xă hội chủ nghĩa: Một hoạt cảnh
sau đây chưa từng có trước 30/4/1975. Mời qúi
vị lần giở trang 250-251.
‘Những
suy nghĩ mông lung làm ông Phạm Trần Lê nhức đầu
chóng mặt. Con tầu chạy vào ga Sài g̣n lúc nào ông không
hay. Mà ông cũng chẳng muốn bước xuống
khỏi toa tầu v́ ông chưa biết về đâu đêm
nay. Ông vào một quán nước, tính ngồi cho tiêu th́
giờ nhưng trái lại, ông c̣n bị quấy rầy
nhiều hơn. Đó là những đứa trẻ c̣m cơi, có
đứa chừng sáu bẩy tuổi, tới mời mua vé
số, mời mua trái cây, mua kẹo và có đứa con gái
mới khoảng mười ba, gạ ông đi chơi gái.
Ông
xót xa nh́n những công dân tương lai của đất
nước, hỏi:
-
Các cháu có đi học không?
Một
đứa trả lời:
-
Học làm ǵ hả chú?
-
Học để mai mốt kiếm được
nhiều tiền.
-
Xời! Cháu gặp thiếu ǵ thầy giáo đi đạp
xích lô hay chạy xe ôm kia ḱa, chú ơi.’
Những
cảnh cụp lạc
Cái chất ‘sex’ trong văn chương qua ng̣i bút
điêu luyện của nhà văn Đỗ Tiến Đức
không bao giờ thiếu trong các tác phẩm của ông,
kể cả truyện ngắn lẫn truyện dài. V́
đó là những hương-vị-tố làm chất xúc
tác khiến cho người đọc không nhàm chán,
buồn ngủ. Một món ăn ngon cần phải có
những gia vị tuyệt vời hợp khẩu. Một tác
phẩm hay không thể thiếu vài cảnh cụp lạc
trong đó. Sau đây là một vài ví dụ điển h́nh:
a)
Chú cháu nằm chung giường:
‘Tôi
nghe tiếng Quỳnh Lan trở ḿnh rồi thấy hơi
thở của cô bé nhẹ phà vào gáy tôi và bàn tay của
cô bé đặt lên vai tôi với những ngón tay bối
rối co co bóp bóp vào da thịt tôi, như chân con chim
mới ra khỏi tổ lần đầu, đứng trên
cành cây mà nh́n đất trời bao la… Tôi mơ hồ
cảm thấy bộ ngực của cô bé ấp vào lưng
tôi, hơi nóng thấm qua hai làn áo của hai người
làm máu trong tim tôi bốc lên nóng ran. Trong lúc đó hơi
thở của cô bé vẫn làm những sợi tóc gáy
của tôi dựng đứng lên. Tôi cố vận
dụng hết mọi năng lực để nằm
bất động cho Quỳnh Lan yên ngủ thế nhưng
sáng hôm sau, thức giấc, tôi thấy tôi đang ôm cô bé
như ôm Ngọc. Quỳnh Lan cười nhẹ: Cháu
phải cố nằm im để chú ngủ đấy. Tôi
hoảng hồn, nh́n Quỳnh Lan mà cảm thấy ngượng
v́ tôi biết tính tôi những đêm ngủ bên Ngọc là
bàn tay tôi thường hay
lần ṃ sờ soạng tùm lum.’ (trang47-48)
b)
Một phép thăm nuôi đặc biệt:
‘Đêm
hôm đó, ông ngủ chung với Yến. Người đàn
bà xa lạ đă rơi vào hoàn cảnh bất ngờ mà
phải nằm chung giường với ông. Đêm khuya trong
rừng, khí hậu lạnh lẽo, chỉ có một cái
mền mỏng nên hai người đều rét run.
Cuối cùng họ phải ôm nhau cho ấm thôi. Khi đó
Yến tâm sự với ông rằng trước đây nàng
là gái bán ba ở gần một căn cứ Mỹ. Qua
những lần cho thuê xác thịt vội vă, Yến mang
bầu dù nàng đă học cách pḥng ngừa của
những cô bạn cùng nghề. Đứa bé ra đời là
Mỹ đen’
Theo những ḍng ông Phạm Trần Lê viết trong
hồi kư th́ đêm hôm đó, ông và Yến ăn nằm
với nhau. Ông nhấn mạnh rằng phải viết hai
người ăn nằm với nhau mới chính xác v́ không
phải ông làm t́nh với Yến, mà cả hai bên đều
chủ động rất tự nhiên, cứ như vợ
chồng, nghĩa là chẳng ai phải tán tỉnh ai
hết. Khi thấy ông kéo quần ông xuống th́ Yến cũng
tụt quần ra rồi nằm chờ những tác động
tiếp theo của ông…’ (trang 188)
Truyện dài ‘Tháng Tư, 1975’ viết dưới
dạng hồi kư trích đoạn, có nghĩa là tác
giả Đỗ Tiến Đức chỉ sắp xếp
lại câu chuyện do cuốn hồi kư của ông
Phạm Trần Lê. Mà người đưa cái bản
thảo cuốn hồi kư này cho tác giả Đỗ Tiến
Đức là Tony Phạm, con trai của ông Lê. Chính Tony
Phạm cũng không biết ǵ về cha của ḿnh,
tức ông Phạm Trần lê. Cách sắp xếp cốt
truyện loại này rất mới, làm lôi cuốn người
đọc.
Câu thắc mắc của độc giả là: Có thật bà Ngọc đă có chồng khác hay chưa? Liệu ông Phạm Trần Lê có gặp lại bà Ngọc hay không? Nếu có gặp lại th́ hai người có ở lại với nhau hay không? … Tất cả những thắc mắc đó tôi tin sẽ được giải đáp ở các trang 251, 253, 254 và 255.
***
Tóm lại, ‘Tháng Tư, 1975’ là một tác phẩm
có chiều sâu, câu chuyện thật hấp dẫn,
lời văn mượt mà, t́nh tiết éo le, tâm
trạng rối bời như bao nhiêu người nằm
trong cuộc đổi đời bi thảm năm 1975. Quí
độc giả nên t́m đọc ‘Tháng Tư, 1975’
để t́m lại chính ḿnh bị Tháng Tư Đen
quật ngă, để gặp những người thân
bất hạnh, để chia xẻ nỗi đau của
những đồng đội đă từng nằm gai
nếm mật trong quân ngũ dạo nào, v.v…
Địa
chỉ liên lạc: Nhà xuất bản Thời Luận, P.O.
Box 65705, Los Angeles, CA 90065 (USA).
(Đức Phố, mùa Anh Đào, 31-3-2007)